Kế hoạch B dành cho những ai đang thất vọng với “công việc mơ ước”

Nếu bạn phải trải qua cảm giác vỡ mộng với công việc trong mơ của chính mình, thì cũng đừng buồn, bạn không cô đơn đâu! Rất nhiều người cũng đã từng như thế. Khi những ưu tiên của bạn thay đổi thì ý tưởng về những yếu tố tạo nên công việc hoàn hảo cũng sẽ tự nhiên thay đổi thôi. Bất kể điều khiến bạn hụt hẫng và cảm thấy hết “yêu thương” công việc mơ ước của mình là gì đi chăng nữa, thì đây là lời khuyên có thể giúp bạn lấy lại tinh thần và đốt thêm lửa đam mê mới. Thất vọng ở kế hoạch A, đừng lo! Cùng Nhanh xem ngay bây giờ nhé!

Còn rất nhiều thứ tuyệt vời đáng để chúng ta thử qua trong cuộc sống
Vượt qua nỗi thất vọng

Để cho giấc mơ của mình trôi qua, không níu giữ nữa, là một việc khó khăn. Điều quan trọng là hãy dành chút thời gian để lấy lại cảm xúc sau khi giấc mơ về nghề nghiệp của bạn tan thành mây khói. Hãy giúp cho tiến trình này một tay, bằng cách nhìn nhận lại những gì bạn đã đạt được, mọi thứ đã học hỏi và bạn đã trưởng thành thêm bao nhiêu so với ngày bắt đầu.

Chỉ bởi vì bạn quyết định rằng hiện tại này chẳng còn là công việc mơ ước nữa thì không có nghĩa mọi kinh nghiệm là vô giá trị phải không nào?

Làm mới và tăng cường sức mạnh cho Resume

Sau khi đã tự đánh giá được mình trưởng thành như thế nào, hãy viết những điều đó ra. Dành thời gian cập nhật tất cả những kinh nghiệm và thành tựu gặt hái vào hồ sơ. Bạn đã thực hiện những điều đó, bạn xứng đáng và có quyền khoe nó!

Xem xét những gì đi sai hướng

Để tránh lập lại cùng một sai lầm trong công việc kế tiếp, bạn phải xác định thật rõ vì sao nhiệt huyết và niềm tin với công việc trong mơ của bạn lại bị giảm sút. Sự nhàm chán không phải là câu trả lời. Hãy bắt đầu xem xét với 5 yếu tố này: Cơ hội thăng tiến, khả năng học hỏi và phát triển, lương bổng và phúc lợi, văn hóa doanh nghiệp và sự cân bằng giữa công việc với cuộc sống. Hãy nhận diện đâu là những điều không đáp ứng được các nhu cầu của bạn và sử dụng nó như bộ lọc trong hành trình tìm kiếm công việc lý tưởng mới. Hãy tự hỏi chính mình vì sao khi đã chạm được vào “công việc mơ ước” rồi nhưng lại cảm thấy sai hướng?

Tìm ra lối đi sai để hướng đến những con đường mới thuộc về bạn
“Làm bài tập về nhà”

Đây chỉ là cách nói ví von. Lời khuyên này có nghĩa là bạn hãy đầu tư thời gian để có thêm nhiều hiểu biết sâu sắc và rèn luyện thật thành thạo những kỹ năng làm việc quan trọng cũng như củng cố các kinh nghiệm được đánh giá cao trong thị trường lao động hiện tại. Có thể đăng ký email để nhận bản tin định kỳ từ các trang việc làm trực tuyến có uy tín như CareerBuilder, nó giúp bạn có thêm nhiều ý tưởng và gợi ý về các công việc tiềm năng phù hợp. Giúp bạn so sánh và đánh giá vai trò, triển vọng nghề nghiệp, văn hoá công ty hiện tại với phần còn lại của ngành.

Đừng nhảy việc quá vội vàng

Đột ngột đưa ra quyết đinh thay đổi nghề nghiệp thiếu cân nhắc chưa bao giờ là ý tưởng tốt. Thay vì chọn ngay cơ hội làm việc nào đó đến với bạn trước tiên, hãy cẩn thận xác định đâu là kỹ năng bạn mạnh nhất và làm tốt nhất, rồi dựa vào vai trò và năng lực đó mà tìm kiếm các cơ hội việc làm phù hợp nhằm xây dựng nó thành chuyên môn lâu dài. Ví dụ, nếu bạn hứng thú với Social Media và muốn có bước lấn sân sang Digital Marketing, hãy tình nguyện tham gia vào các dự án truyền thông xã hội để bổ sung kinh nghiệm này vào hồ sơ năng lực. Dù cho bạn không hài lòng với công việc hiện tại thì cũng không có nghĩa là bạn không thể dùng nó để tăng cường giá trị bản thân.

Hãy nhớ rằng, để chứng tỏ sự ổn định và khả năng gắn kết với công việc, người ta thường ở lại với một vị trí trong khoảng từ 12 đến 18 tháng. Vì thế trừ khi bạn đã quá “sầu khổ” vì công việc hiện tại, hãy cố gắng án binh và chuẩn bị cho bản thân thật tốt để có thể mạnh mẽ đặt những bước chân mới đầy đúng đắn và lạc quan cho hành trình đến với công việc mơ ước.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *