Nghệ thuật tạo động lực khi quản lý nhân viên mà bán hàng bạn cần biết

Trong vấn đề khi bán hàng thì làm sao để khích lệ tinh thần làm việc của họ là một vấn đề khiến nhiều người đau đầu. Vì nhân viên bán hàng là người trực tiếp tạo ra doanh thu cho shop nhưng lại chỉ được hưởng lương theo chế độ, vì vậy nếu không có chính sách phù hợp sẽ khiến họ cảm thấy chán nản, không có hoặc chỉ làm qua loa lấy lệ. Thực trạng này dễ gặp ở những shop có quy mô vừa và nhỏ, số lượng nhân viên không nhiều. Vậy làm sao để nhân viên tích cực hơn khi bán hàng, giúp bạn gia tăng doanh số hàng tháng? Hãy tham khảo ngay những bí quyết quyết này của chúng tôi.


Tặng thêm các giá trị vật chất cho nhân viên
Cách đơn giản, trực tiếp và hiệu quả nhất để khích lệ, tạo động lực khi quản lý nhân viên bán hàng là hãy tặng thêm cho họ các giá trị vật chất. Những phần thưởng này có thể nhìn thấy, đo lường và sử dụng được ngay lập tức nên chắc chắn nhân viên nào cũng ưa thích. Hai hình thức tặng thưởng thường được sử dụng nhất là tăng lương và tặng quà vào các dịp đặc biệt.

Dĩ nhiên, để có được những phần thưởng đó thì nhân viên cần phải đạt được một thành tích nổi bật khi bán hàng, ví dụ doanh thu cá nhân trong tháng tăng gấp rưỡi hoặc xử lý tốt hàng trăm đơn hàng trong ngày. Như vậy nhân viên có cảm giác sự cố gắng của mình được đáp trả xứng đáng và sẽ phấn đấu nhiều hơn nữa trong tương lai.

Đưa ra chế độ phụ cấp và chính sách nghỉ dưỡng hấp dẫn
Đối với nhân viên bán hàng đôi khi tiền lương không phải tất cả thứ họ cần, thậm chí họ cho rằng đó là điều đương nhiên vì công sức họ đã bỏ ra. Vì vậy trong một số trường hợp việc tăng lương chưa chắc đã tạo ra hiệu quả rõ rệt. Nếu gặp phải tình trạng đó thì bạn hãy chuyển hướng suy nghĩ đến chế độ phụ cấp và chính sách nghỉ dưỡng. Ví dụ ngoài lương chính bạn trợ cấp cho họ tiền điện thoại, xăng xe hàng tháng, miễn phí cơm trưa hoặc bữa nhẹ vào giữa giờ, tăng thêm ngày nghỉ phép, mỗi năm tổ chức du lịch một lần,…

Những chế độ và chính sách này sẽ cho nhân viên bán hàng của bạn cảm giác được quan tâm, được trở thành một phần của cửa hàng. Họ không cần phải lo lắng chuyện cơm nước, chuyện đi sớm về muộn, chuyện nghỉ không lương nữa, nhờ vậy họ có thể tập trung hoàn toàn vào công việc, tăng hiệu quả bán hàng.

Tăng sự cạnh tranh giữa các nhân viên
Tạo ra một cuộc thi về doanh số, treo thưởng cho nhân viên đạt thành tích xuất sắc của tháng,… và còn rất nhiều cách nữa để làm gia tăng sự cạnh tranh giữa những nhân viên trong cửa hàng. Nếu sự cạnh tranh nằm trong tầm kiểm soát và vì mục đích phát triển thì đối với bạn là trăm lợi không hại, một mặt giúp tăng cao tinh thần làm việc của nhân viên, một mặt cải thiện doanh thu nhanh chóng. Điều quan trọng là bạn phải đưa ra những quy định chặt chẽ, tránh tình trạng cạnh tranh ngầm, chơi xấu gây mất đoàn kết, thậm chí ảnh hưởng tới việc bán hàng.

Ghi nhận thành tích của nhân viên
Khi nhân viên bán hàng đạt được một thành tích nổi bật nào đó, đừng coi như vậy là điều đương nhiên, cũng đừng khen thưởng qua loa hoặc “vứt” cho họ một phần quà tùy ý nào đó. Mặc dù bạn làm vậy chẳng sai phạm hay ảnh hưởng đến ai, nhưng chắc chắn sẽ khiến nhân viên của bạn chán nản, không muốn cố gắng lần sau vì cho rằng bạn không ghi nhận thành tích của họ.

Vì vậy, hãy tổ chức một cuộc họp ngắn giữa các nhân viên bán hàng trong shop, hoặc gặp riêng nếu shop có ít người, sau đó tuyên dương công khai thành tích của họ cùng nhiều lời động viên. Đây là bạn đang đáp ứng nhu cầu cao nhất của con người trong theo học thuyết Maslow cho họ, nhu cầu được công nhận khả năng và sự thành đạt.

Đề ra mục tiêu, áp doanh số để quyết định khen thưởng
Đối với nhân viên bán hàng thì không gì tạo động lực tốt hơn bằng việc áp doanh số cho họ. Tuy nhiên chỉ tiêu doanh số phải được xây dựng dựa trên kế hoạch phát triển của cửa hàng theo từng tháng, quý, thậm chí hàng năm chứ không phải tùy hứng. Ngoài ra để biến doanh số từ áp lực thành động lực bạn cũng phải đưa ra những quyết định khen thưởng tương xứng. Ví dụ đạt 100% chỉ tiêu doanh số trong tháng được hưởng 5% hoa hồng, cứ tăng mỗi 10% thì thưởng thêm 1% hoa hồng nữa chẳng hạn.

Muốn kết quả được nghiêm minh, chính xác và đảm bảo khách quan thì bạn nên có một phần mềm để theo dõi, giám sát mọi hành động của nhân viên trong việc bán hàng. Phần mềm này có nhiệm vụ lưu giữ lịch sử thao tác mỗi khi họ tạo hóa đơn, xuất hàng cho khách, đổi trả sản phẩm,… để tránh trường hợp nhân viên gian lận để tăng doanh số. Ngoài ra phần mềm sẽ thống kê doanh số thực của từng người, cho bạn cái nhìn tổng quan và chính xác nhất để từ đó có quyết định phù hợp.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *